Ô văng là gì? Tiêu chuẩn xây dựng ô văng?

Ô văng là gì? Có rất nhiều người còn mơ hồ và mông lung khi nhắc tới thuật ngũ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về bộ phận này, cũng như các tiêu chuẩn xây dựng ô văng đảm bảo chất lượng công trình.

Ô văng là gì?

Ô văng (mái hắt), là một cấu kiện được đặt trực tiếp phía trên của lanh tô cửa sổ. Thường sẽ nhô ra khỏi mặt tường một khoảng diện tích nhất định theo quy định, thường sẽ rơi vào khoảng 40 – 50cm, độ dày khoảng 5cm. Tác dụng chính của ô văng là che mưa, nắng cho cửa sổ.  Những cái nằm trên các cửa sổ để che mưa hắt vào trong phòng.

Tiêu chuẩn xây dựng ô văng

Theo quy định luật xây dựng thì độ vươn ra tối đa của ban công, ô văng, mái đua… sẽ rơi vào khoảng từ 0,9m – 1,4m. Ngoài ra thì cũng phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m.

- Không thi công vượt chỉ giới đường đỏ

- Không được sử dụng vào mục đích như làm ban công, sân thượng, trưng bày cây cảnh sinh thái, những vật nặng khác

- Thi công phải đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy

Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ

Bước 1: Kiểm tra ô văng

- Kiểm tra hình dáng, kích thước, thiết kế của ô văng

- Kiểm tra chất lượng của ô văng: khả năng chịu lực của ô văng là yếu tố cần đảm bảo tuyệt đối để đảm bảo chất lượng công trình.

- Kiểm tra xem cốt thép chịu lực đã nằm đúng vị trí hay chưa

Bước 2: Vận chuyển ô văng

Bạn nên tính toán, lựa chọn các phương pháp vận chuyển ô văng sao cho phù hợp, dễ dàng, tiết kiệm công sức và bảo đảm ô văng không bị rơi, va đập gây sứt mẻ.

Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo

Giàn giáo được dựng 1 cách chắc chắn và hợp lý sẽ giúp anh em lao động dễ dàng thao tác khi lắp đặt ô văng hơn. Ngoài ra, nó cũng có vai trò nâng đỡ, giúp cho ô văng vào đúng vị trí cho đến khi hoàn thành.

Bước 4: Làm cây chống đỡ mép ngoài ô văng

Vì để có thể che mưa, chắn nắng cho cửa sổ nên ô văng được lắp nhô ra ngoài bề mặt tường khoảng 40- 50cm ( có thể hơn, tùy vào kích thước cửa sổ). Vì thế, trước khi ô văng được ổn định thì nó cần được chống đỡ bởi hệ thống đà kiềng ở ngoài mép.

Bước 5: Kiểm tra độ cao và độ ngang bằng của đoạn tường đặt ô văng

Xác định, kiểm tra lại 1 lần nữa vị trí, độ cao, kích thước đặt ô văng đã đúng như bản vẽ hay chưa.

Bước 6: Rải vữa đệm

Trước khi lắp ô văng vào, ta cần phủ 1 lớp hồ vào hốc tường rồi rải vữa đệm lên để làm chất kết dính cho ô văng có thể gắn kết chặt chẽ với phần khung.

Bước 7: Đưa ô văng vào vị trí

Đặt ô văng lên lớp vữa đệm, cần cẩn thận để không làm lớp vữa bị dồn khiến cho không đều.

Bước 8: Điều chỉnh ô văng đúng vị trí kết hợp với chống đỡ ô văng

Sau khi đã đặt ô văng và đúng vị trí hãy kiểm tra và chỉnh lại cho bằng khít với tường. Đồng thời dựng cây chống đỡ ở ngoài mép ô văng để cố định.

>>> Tham khảo: Xà gồ là gì? Lanh tô là gì?

Theo https://nhadepktv.vn/tin-tuc-kien-truc/khai-niem-o-vang-la-gi.html